TINH DẦU TRÀM
Tên tiếng việt: Tinh dầu tràm
Tên tiếng Anh: Cajeput oil
Xuất xứ : Việt Nam/ Ấn Độ
Phương pháp chiết xuất : chưng cất hơi nước
Bộ phận chiết xuất : lá
Thành phần chính : Thành phần chính trong tinh dầu là cineole >50 - 70%. Ngoài ra còn giàu các terpineol, linalool, limonen.
Mô tả tinh dầu tràm nguyên chất :
- Cây Tràm Gió còn gọi là cây lá chè đồng (Melaleuca leucadendron), họ Sim (Myrtaceae), cây nhỏ thường ở dạng bụi, cao 0,5 – 2m, cành màu trắng nhạt có lông mềm, lá màu xanh lục nhạt, phiến lá hình mác nhọn, cứng, dễ gãy.
- Tràm gió mọc nhiều ở các nước Châu Á như: Việt Nam, Campuchia, Indonesia. Ở Việt Nam tràm mọc tự nhiên rải rác trên các đồi trọc miền Bắc, và tập trung nhiều ở miền Trung và miền Nam : Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Long An, Đồng Tháp, An Giang…
- Cây tràm có rất nhiều đặc tính ưu việt, khi ép và chưng cất cho ra dầu tự nhiên 100%. Tinh dầu tràm nguyên chất được lấy từ lá cây trà.
- Đặc tính nổi trội của tràm gió là khả năng khử trùng, sát khuẩn, chống nấm, kháng virus rất mạnh.
Tinh dầu tràm có màu vàng nhạt đến không màu.
tinh dầu nguyên chất tràm gió
Công dụng và cách sử dụng tinh dầu tràm :
Tinh dầu tràm được biết đến chủ yếu là một chất kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus cực mạnh, có thể kháng cả virus H5N1 nên thường dùng vào các mục đích như :
- Tinh dầu tràm gió nguyên chất rị mụn trứng cá, làm giảm sưng, kháng viêm, làm khô cồi mụn.
- Dùng xịt vào gốc cây, chân tường, mép bếp chống nấm mốc.
- Dùng tinh dầu tràm nguyên chất bôi sát trùng vết thương. Chữa nấm móng tay móng chân.
- Dùng xịt xua bọ chét trong chuồng nuôi súc vật. Trị gàu, chấy (chí) ở người.
- Tinh dầu tràm với trẻ em. Dùng pha loãng xoa lên người trẻ trị cảm lạnh (trẻ trên 6 tháng tuổi). Người lớn dùng xông hơi giải cảm.
- Pha với nước ấm súc miệng trị hôi miệng.
- Làm dịu da cháy nắng. Chữa bỏng rát. Pha loãng với nước để xịt lên chỗ cần điều trị.
- Bôi tinh dầu tràm gió nguyên chất lên rốn chữa đau bụng.
- Nhỏ lên lông bàn chải đánh răng sát khuẩn.
- Dùng như nước xả vải làm thơm quần áo.
- Bôi trực tiếp tinh dầu tràm gió nguyên chất lên da trị vẩy nến.
- Ngoài các tác dụng trên, dầu tràm còn dùng trị chứng hôi chân, hôi nách, ra mồ hôi chân tay vô cùng hiệu quả.
- Tinh dầu tràm gió cũng là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp an toàn. Hoặc dùng ngâm chân cho người bị mất ngủ, đau mỏi cơ bắp…
Cách dùng tinh dầu tràm phổ biến:
1. Điều trị mụn và da nhờn
Để trị mụn và chăm sóc da nhờn, bạn chỉ cần dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu Tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn. Ngay cả mụn đầu đen và đầu trắng cũng bị dầu tràm trà loại bỏ dễ dàng. Bạn nên thoa dầu tràm 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
Bạn cũng có thể sử dụng vài giọt tinh dầu tràm trộn vào sữa rửa mặt để sử dụng hàng ngày. Cách sử dụng tinh dầu tràm này giúp cân bằng lượng dầu nhờn trên da hiệu quả.
2. Làm sạch cơ thể và giữ ấm bằng
Bạn nhỏ 10-12 giọt tinh dầu tràm vào bồn nước và ngâm mình. Thực hiện khoảng 30 phút/2 lần/tuần. Ngoài việc làm sạch, tinh dầu tự nhiên này sẽ giúp cơ thể bạn thư giãn sau khi làm việc hoặc chơi thể thao.
3. Ngừa cảm lạnh và ngăn muỗi đốt con hiệu quả
Để chống cảm lạnh cho bé, khi tắm, bạn hãy nhỏ và giọt tinh dầu tràm vào chậu nước của con. Bé tắm nước có dầu tràm sẽ giữ được cơ thể ấm áp, chống cảm, chống ho đồng thời chống cả muỗi nữa (muỗi rất sợ dầu tràm). Lưu ý không nên dùng nước pha tinh dầu tràm để rửa mặt vì dầu tràm có thể dây vào mắt con.
Có thể hòa dầu tràm với nước ấm và thoa vào lòng bàn chân, thái dương của bé trước khi cho con ra ngoài trời lạnh.
4. Ngăn ngừa viêm nhiễm mũi họng mùa lạnh
Đối với bé (và cả người lớn), những hôm trời lạnh nên massage lòng bàn chân với một ít dầu tràm rồi đeo vớ đi ngủ, dầu tràm sẽ giúp cả gia đình miễn nhiễm các bệnh đường mũi họng suốt cả mùa đông lạnh. Cách sử dụng dầu tràm này rất đơn giản và không mất thời gian của bạn, nhưng hiệu quả lại ưu việt.
5. Chống hôi miệng, viêm lợi
Bạn nhỏ 3 giọt dầu tràm vào cốc nước ấm. Dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày, cũng có thể nhỏ tinh dầu vào kem đánh răng, nhưng tuyệt đối không được uống.
6. Khử độc không khí, ức chế virus lây bệnh
Cho vài giọt dầu tràm trong chén nước nóng, hoặc thấm dầu tràm gió trong miếng bông gòn để ở các góc nhà sẽ giúp bầu không khí trong sạch hơn, chưa kể hương tràm thoang thoảng cũng tạo cảm giác dễ chịu. Bạn cũng có thể sử dụng đèn xông tinh dầu để mùi hương lan tỏa dễ chịu hơn.
7. Trị gàu
Nhỏ 1 – 2 giọt dầu tràm vào dầu gội. Mỗi tuần gội từ 3 – 4 lần, nấm mốc và gàu sẽ giảm đáng kể.Với trẻ em có chấy, cách làm này có thể loại bỏ chấy hiệu quả.
8. Chống nấm bàn chân
Bạn hãy thoa dầu tràm vào những vùng da bị nấm để vi khuẩn không lan ra những vùng xung quanh.
9. Giảm đau
Khi bị nhức mỏi xương khớp, sử dụng dầu tràm xoa bóp cũng có tác dụng cải thiện đáng kể tình hình.
10. Trị ho
Có thể dùng dầu tràm để xông họng, hít mũi. dầu tràm gió có tác dụng làm tan đàm nhớt, trị ho hiệu quả. Bạn chỉ cần nhỏ 1 – 2 giọt tinh dầu vào bát nước nóng và há miệng ra hít thở bằng miệng để xông họng trị ho, trị hôi miệng.
11. Dưỡng da
Nhỏ khoảng 10 giọt dầu tràm vào mỹ phẩm dưỡng da toàn thân hoặc kem giữ ẩm và sử dụng hàng ngày trước khi đi ngủ. Cách này sẽ giúp bạn có một làn da mềm mại, mịn màng.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG DẦU TRÀM:
-
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
-
Không được uống tinh dầu.
-
Để xa tầm tay trẻ em, tránh để tinh dầu tiếp xúc với lửa.
-
Không để tinh dầu vương vào mắt, không thoa tinh dầu vào các vết thương hở.
-
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
-
Tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao huyết áp và người đang bệnh nặng.
-
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.