Tinh dầu oải hương (lavender) có tác dụng gì?

Ngày đăng: 02:49 AM, 11/08/2022 - Lượt xem: 309

Điểm ấn tượng của tinh dầu hoa oải hương đến từ mùi hương sang trọng, ngọt ngào, quyến rũ hòa quyện cùng một chút mùi thảo mộc gây vương vấn. Đây là một trong những loại tinh dầu thiên nhiên phổ bến và được ưa chuộng nhất từ trước đến nay.

TÁC DỤNG CỦA TINH DẦU OẢI HƯƠNG

1. Tinh dầu oải hương là gì?

Tinh Dầu Oải Hương được chiết xuất từ hoa oải hương thông qua phương pháp chung cất hơi nước. Dung dịch thu được có màu trong suốt, độ lan tỏa hương thơm mạnh mẽ.
Điểm ấn tượng của tinh dầu hoa oải hương đến từ mùi hương sang trọng, ngọt ngào, quyến rũ hòa quyện cùng một chút mùi thảo mộc gây vương vấn. Đây là một trong những loại tinh dầu thiên nhiên phổ bến và được ưa chuộng nhất từ trước đến nay.

Tinh dầu oải hương Nguyên Hương

 

Tinh dầu oải hương chứa nhiều hoạt chất phong phú và mang giá trị cao.
Các chất hóa học chính gồm:

  • Hợp chất monoterpenoids như linalool, linalyl acetate, 1,8-cineole, β-ocimene, terpinen-4-ol, camphor…
  • Hợp chất sesquiterpenoids như β-caryophyllene và nerolidol…
  • Các hợp chất terpenoid khác như perillyl alcohol…

Một số hoạt chất nổi bật như:

  • Linalool (C10H18O)
  • Linalyl acetate (C12H20O2)
  • Camphor (long não- C10H16O)


2. Tinh dầu oải hương có tác dụng gì?


2.1 Tinh dầu hoa oải hương hỗ trợ giấc ngủ, thư giãn tinh thần, tăng trí nhớ

Ở đất nước Hy Lạp thời cổ xưa, tinh dầu oải hương đã được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau. Có thể kể đến như giảm căng thẳng, tĩnh tâm, thư giãn cơ thể khi tắm, nghỉ ngơi, đọc sách…
Cho đến ngày nay, nhiều nghiên cứu đã công nhận tác dụng tuyệt vời từ tinh dầu này ở hệ thần kinh. Chúng giúp cải thiện tình trạng lo lắng, tăng cường trí nhớ, an thần…ứng dụng trong ngăn ngừa trầm cảm ở phụ nữ sau sinh, điều trị bệnh Alzheimer, rối loạn giấc ngủ,…

2.2 Tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng và làm chậm quá trình lão hóa cơ thể

Với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, các yếu tố gây hại và đe dọa đến sức khỏe con người như khói bụi, rác thải, ô nhiễm… ngày càng tăng nhanh khiến cơ thể phải kích hoạt hệ thống miễn dịch và sản sinh các gốc tự do để chống lại.
May mắn thay, nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng chống oxy hóa từ tinh dầu oải hương, góp phần tăng cường hoạt động đề kháng, sản sinh nhiều enzym có lợi và chống oxy hóa mạnh mẽ.

2.3 Đặc tính kháng viêm, sát khuẩn của tinh dầu lavender

Nhờ dược chất như linalool, linalyl acetate, β-caryophyllene… mà oải hương có đặc tính kháng viêm tự nhiên mạnh mẽ. Nhiều bằng chứng về khả năng sát khuẩn, chống viêm của dung dịch này ở cơ thể con người nhận được ủng hộ lớn. Do đó, bạn có thể linh hoạt dùng chúng với mục đích khác nhau như sát khuẩn hô hấp, da,…

2.4 Tinh dầu oải hương từ thiên nhiên thân thiện với làn da, lưu giữ nét tươi trẻ

Ai trong chúng ta cũng muốn sở hữu làn da hồng hào, khỏe mạnh và tươi trẻ. Các chiết xuất từ oải hương sẽ giúp bạn đạt được điều đó.
Nhiều tài liệu đã ghi nhận khả năng tăng sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi da và tạo mô liên kết, giảm kích ứng… từ loài thực vật này.
Đặc biệt, hoạt chất linalyl axetat còn hỗ trợ giải quyết các tổn thương da như viêm, mụn, phát ban, côn trùng cắn, rôm sảy…thông qua tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, cân bằng lượng dầu tự nhiên trên da, tăng hấp thụ dưỡng chất cũng như tốc độ phục hồi của tế bào. Nhờ vậy mà đẩy lùi hình thành nếp nhăn, mụn nhọt, cơ nhão…

2.5 Cải thiện các triệu chứng đau đầu, nhức mỏi cơ thể và rối loạn tiêu hóa

Tinh dầu oải hương có thể hỗ trợ hạn chế triệu chứng đau mỏi cơ thể như đau đầu, đau cơ bắp, đau bụng, buồn nôn…. Nguyên nhân là do chúng chứa hoạt chất có khả năng làm thư giãn cơ, điều hòa thần kinh chi phối cơ.
Theo một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí European Neurology, nhiều người đang vật lộn với chứng đau nửa đầu đã giảm đáng kể triệu chứng khi ngửi tinh dầu lavender trong vòng 15 phút

 

2.6 Tinh dầu hoa oải hương thanh lọc không khí, khử mùi, xua đuổi côn trùng

Hương hoa oải hương giúp thanh khử những mùi khó chịu trong không khí và mang đến một hương thơm sang trọng, sảng khoái. Điều này tạo ra một không gian trong lành, sạch khuẩn, nhất là khi bạn muốn thư giãn, nghỉ ngơi.
Hơn nữa, đây được xem là thuốc chống côn trùng tự nhiên, xua đuổi muỗi, bọ tránh xa chúng ta.

2.7 Nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, suông mượt cùng tinh dầu lavender

Nghiên cứu vào năm 1998 ghi nhận rằng oải hương thúc đẩy sự phát triển của tóc lên đến 44%.
Không chỉ vậy, chiết xuất từ loài thực vật này còn đem đến mái tóc chắc khỏe hơn, hạn chế gãy rụng đồng thời lưu lại hương thơm đặc trưng lâu dài sau khi sử dụng.

2.8 Tinh dầu oải hương và bệnh đái tháo đường

Vào năm 2014, các nhà khoa học Tunisia đã thực hiện nghiên cứu “Kiểm tra tác động của tinh dầu oải hương với lượng đường trong máu”. Dù còn cần phải thêm nhiều thời gian nhưng bước đầu đã ghi nhận tác dụng bảo vệ cơ thể trước các triệu chứng đái tháo đường như tăng glucose máu, tăng cân, rối loạn chuyển hóa chất béo, chức năng gan thận…

2.9 Hỗ trợ trong điều trị ung thư

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, trị liệu bằng mùi hương giúp kiểm soát và hạn chế các tác dụng phụ khi điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị… Theo đó, thụ thể cảm nhận mùi hương sẽ gửi tín hiệu đến tế bào thần kinh tại não, điều chỉnh cảm xúc, tâm trạng người bệnh. Dù vẫn còn trong quá trình nghiên cứu nhưng bước đầu cũng đã ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan.

3. Một số lưu ý khi sử dụng Tinh Dầu Oải Hương Nguyên Hương:

  • Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiệt độ cao.
  • Đựng trong (chai, bình, can, lọ, phuy…) và màu sẩm, màu hỗ phách và đậy kín nắp.
  • Không sử dụng tinh dầu nguyên chất trực tiếp trên da, cần pha với dầu nền với tỉ lệ phù hợp.
  • Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
  • Không để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm.Không bôi tinh dầu vào vết thương hở.
  • Khi sử dụng tinh dầu để điều trị bệnh tật bằng con đường ăn, uống thì bắt buộc phải có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
  • Hầu hết tinh dầu không dùng cho phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh kinh niên, nếu dùng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm : Bài viết chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin dùng tham khảo và nghiên cứu. Bài viết không nhằm mục đích thay thế thuốc kê toa hoặc thay thế lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia y tế.

 

Bạn hãy tham khảo các loại tinh dầu oải hương Nguyên Hương giá rẻ, chất lượng nhé:

Các bài viết khác về tinh dầu oải hương:

 

Cảm ơn quý khách đã lựa chọn chúng tôi. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm tuyệt vời nhất.

Cách làm Tinh dầu Bạc Hà tại nhà đơn giản, ai cũng làm được

Cách làm Tinh dầu Bạc Hà tại nhà đơn giản, ai cũng làm được

11:05 AM, 25/04/2024
Tinh dầu bạc hà thường được yêu thích vì tính ứng dụng cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho cơ thể.
Top 5 tinh dầu thiên nhiên phổ biến nhất và cách chọn lựa đúng loại cho nhu cầu cá nhân của bạn

Top 5 tinh dầu thiên nhiên phổ biến nhất và cách chọn lựa đúng loại cho nhu cầu cá nhân của bạn

11:05 AM, 25/04/2024
Top 5 tinh dầu thiên nhiên phổ biến nhất 1. Tinh dầu Oải Hương 2. Tinh dầu Bạc hà 3. Tinh dầu Tràm trà 4. Tinh dầu Hương trầm 5. Tinh dầu Khuynh diệp
Những điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên

Những điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên

11:05 AM, 25/04/2024
Sử dụng tinh dầu bừa bãi, thiếu hiểu biết sẽ vô cùng nguy hiểm. Để sử dụng tinh dầu an toàn, hợp lý, hãy luôn nhớ những lưu ý khi sử dụng tinh dầu sau đây nhé.
Vì sao chúng ta nên sử dụng vài loại tinh dầu khác nhau?

Vì sao chúng ta nên sử dụng vài loại tinh dầu khác nhau?

11:05 AM, 25/04/2024
Ngày nay, tinh dầu được sử dụng rất phổ biến, nhưng bạn cần phải biết một lưu ý sau để sử dụng tinh dầu một cách hiệu quả nhất, đó chính là nên sử dụng vài loại tinh dầu khác nhau.
Zalo Chat
Gọi ngay: 0988863695